CÁCH CHĂM SÓC CÂY DỪA DÂU

CÁCH CHĂM SÓC CÂY DỪA DÂU

CÁCH CHĂM SÓC CÂY DỪA DÂU

CÁCH CHĂM SÓC CÂY DỪA DÂU

CÁCH CHĂM SÓC CÂY DỪA DÂU
CÁCH CHĂM SÓC CÂY DỪA DÂU

CÁCH CHĂM SÓC CÂY DỪA DÂU

Cây dừa dâu dễ chăm sóc, dễ trồng, có khả năng thích ứng mạnh và rộng nên nhiều người cứ lầm tưởng không cần phân bón, tưới tắm. Chính vì ngộ nhận như vậy nên nhiều vườn dừa dâu năng suất bình quân chỉ đạt 36-38 quả/cây/năm. Trong khi đó, năng suất của dừa dâu nếu được chăm sóc tốt có thể đạt từ 90-120 quả/cây.

Nguyên nhân khiến dừa dâu cho năng suất thấp

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến năng suất thấp, là do nhận thức. So với các cây trồng khác, cây dừa có đặc tính là sinh trưởng và sinh sản liên tục, trên cây lúc nào cũng có lá non, buồng trái gần thu hoạch, buồng mới trổ. Vì không có thời gian nghỉ để phục hồi nên dừa thường có những “mùa treo” vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10.

Ngoài ra với đặc điểm 2 mùa mưa, nắng ở Nam bộ nên cây thường bị hạn, thiếu nước vào mùa nắng làm giảm năng suất. Ngoài ra, cây dừa còn bị một số dịch hại tấn công mà nguy hiểm nhất là kiến vương, đuông, bọ dừa ăn hết thịt lá khi lá đang còn trong bẹ. Ngoài bọ dừa, sâu vòi voi cũng thường tấn công quả lúc còn non bằng nắm tay khiến cho quả bị rụng.

Nguyên nhân khiến dừa dâu cho năng suất thấp

Cách chăm sóc cho cây dừa dâu năng suất cao

Phân bón là yếu tố hàng đầu: Dừa nói chung và dừa dâu nói riêng là cây sinh trưởng và phát triển liên tục nên cần nhiều phân. Đạm, Kali và Clo là 3 yếu tố cây cần nhiều nhất. Đã có một số kết quả nghiên cứu bước đầu đưa ra công thức chuyên dùng cho dừa là 3N + 7K + 4 Cl. Vì dừa cần cả Kali và Clo nên việc bón phân “muối ớt” KCl là tiết kiệm nhất bởi cây hấp thụ được cả 2 yếu tố. Lân là nguyên tố cây không cần nhiều nhưng để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng nên cần thiết phải bón thêm 0,5 P2O5 theo công thức trên.

Nếu vườn dừa được chăm sóc tốt trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thì sẽ cho trái sớm từ 2-3 năm. Trước đây nhiều nhà vườn chỉ bón phân cho dừa vào trước và sau mùa mưa. Việc bón phân như thế sẽ không mang lại hiệu quả cao bởi dừa là cây sinh trưởng liên tục nên phải chia phân ra bón nhiều đợt, ngay cả trong mùa khô (bón xong phải tưới).

Làm bồn cho cây dừa: Kinh nghiệm trồng dừa dâu của nhiều nhà vườn là làm bồn cho dừa. Bởi làm bồn cho dừa không những giúp cây phát triển tươi tốt mà còn cho ra nhiều quả to, màu sắc đẹp.

 

So với cách trồng truyền thống mỗi buồng dừa chỉ đạt từ 10-12 quả thì khi làm bồn thì mỗi buồng có thể đạt từ 20-27 quả. Bồn đất giúp giữ ẩm, nước và chất dinh dưỡng cho cây dừa. Đặc biệt, với những vùng đất cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu độ ẩm, những yếu tố này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sự phát triển của cây dừa.

Việc làm bồn đất theo dạng hình tròn cho từng cây dừa dâu. Mỗi bồn có bán kính 1,5m/cây, mỗi cây có khoảng cách từ 4- 6m, bên trong bồn dùng để chứa các chất dinh dưỡng, nước là rất cần thiết cho cây dừa dâu.

© Copyright 2019 CAY GIONG THANH PHONG. All rights reserved.Designed by Nina Co., Ltd
Đang online: 7   |  Tổng truy cập: 315436
Hotline tư vấn: 0978 534 089
Zalo